Chi tiết
Tên khác
- Quế còn gọi là nhục quế, quế chi, quế thanh ….
Tên khoa học
- Cinnamomum loureirii Nees
Khu vực phân bố
- Cây quế được trồng nhiều ở nước ta. Vào những năm 1995 phong trào trồng quế xuất khẩu ở nước ta phát triển mạnh nhất là ở các tỉnh trung du miền núi phía bắc như: yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Hòa Bình và Thanh Hóa.
- Hiện nay diện tích cây quế ở nước ta nhiều nhất ở các tỉnh như Yên Bái, Thanh Hóa, Lào Cai và hiện đang cho thu hoạch mỗi năm hàng trăm tấn quế xuất khẩu.
Thu hái và chế biến
Quế được thu hài vào tháng 4, tháng 5 hàng năm, vì lúc này vỏ quế lắm nhựa và nhiều dược tính nhất. Vỏ quế được chia làm 2 loại:
- Vỏ bóc ở những cành quế to gọi là quế thượng biểu (Vỏ quế dầy và cay được đánh giá cao về mặt chất lượng)
- Vỏ bóc ở cành nhỏ gọi là quế chi
Quế thượng biểu được đánh giá cao hơn về dược tính, loại này chính là quế mà chúng ta dùng để nghiền thành bột quế đó các bạn.
Vỏ quế thu hái về được ủ qua nhiều công đoạn rất cầu kỳ mới tạo thành một thanh quế hoàn chỉnh để dùng làm thuốc.
Thành phần hóa học
- Ngoài những chất như tinh bột, chất nhầy, tanin, chất màu, đường, trong quế Việt nam có tới 1-5% tinh dầu (các loài quế khác thường chi có 1-2%).
- Trong tinh dầu quế Việt Nam có chứa khoảng 95% andehyt xinnamic (theo Roure Bertrand). Tinh dầu quế của ta được quốc tế đánh giá cao về hàm lượng các chất.
Tác dụng điều trị bệnh
- Từ xa xưa quế thanh đã được sử dụng rất phổ biến trong y học cổ truyền làm thuốc hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.
- Y học cổ truyền ghi nhận rất nhiều tác dụng quý của cây quế. Theo tài liệu cổ, quế có vị cay, ngọt, tính đại nhiệt, vào 2 kình can và thận, có tác dụng bồi bổ cân bằng và điều hóa khí huyết trong cơ thể, dùng điều trị chân tay co quắp, lưng gối tê mỏi, bụng quặn đau, kinh nguyệt không đều ở phụ nữ và nhiều tác dụng quý khác.