Chi tiết
Cà độc dược được gọi là mạn đà la, cà hoang….
Tên khoa học
- Datura metel L. Thuộc họ cà
Khu vực phân bố
- Cây mọc hoang ở khắp nơi, hiện nay cây còn có nhiều ở các tỉnh miền núi Tây Bắc nước ta.
- Cà độc dược ở Việt Nam có 2 loại, một loại cà độc dược hoa trắng cành xanh và một loại cà độc dược hoa tím, cành tím.
Bộ phận dùng
- Lá, hoa và rễ cây là bộ phận được dùng làm thuốc.
- Vào tháng 6 đến tháng 8 hàng năm là thời điểm thu hái lá, hoa cà độc dược. Sản phẩm sẽ được phơi khô bảo quản dùng dần trong năm.
Thành phần hóa học
- Trong lá cây có chứa các chất: hyoscyamin, atropin, norhyoscyamin, saponin, cumarin, flavonoid, tanin….
Tính vị
- Lá cây có vị cay, tính ôn, có độc. Vào kinh phế.
* Công dụng của cây cà độc dược
- Điều trị hen, hen phế quản
- Điều trị đau nhức xương khớp
- Điều trị đau thần kinh tọa
Cách dùng, liều dùng
- Điều trị ho, hen suyễn: Lấy lá cà độc dược thái nhỏ (Như thái thuốc lá) phơi khô. Hút hàng ngày với liều lượng khoảng 1g/ngày.
- Lưu ý: Cách này vẫn có nguy cơ say, ngộ độc. Nếu có hiện tượng ngộ độc phải ngưng ngay.
- Điều trị đau nhức xương khớp: Dùng lá, hoa, rễ, cành ngâm rượu làm thuốc xoa bóp ở những chỗ bị đau nhức xương. Cách này có công hiệu giảm đau nhức cực hay.
- Điều trị đau thần kinh tọa: Lấy lá cà độc dược tươi hơ nóng. Đắp vào vùng bị đau nhức. Mỗi ngày bạn chỉ cần duy trì cách trên 1 lần sau 1 tuần sẽ có công hiệu.