Chi tiết
Tên khác
- Gấu tầu, Ấu tầu
Tên khoa học
- Radix Aconiti
Nguồn gốc
- Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Ô đầu, gồm một só loài thuộc chi Aconitum như Aconitum carmichaeli Debx., Aconitum chinense Paxt., Aconitum fortunei Hemsl., họ Hoàng liên (Ranunculaceae). Cây mọc hoang và được trồng tại các vùng cao phía Bắc nước ta. Dược liệu thu từ các loài khác nhau nên hình dáng, hàm lượng alcaloid rất khác nhau.
Thành phần hoá học chính
- Alcaloid 0,5% – 0,7% (aconitin, aconin, benzoylaconin)
Chế biến
- Thu hoạch rễ vào tháng 11,12 sau khi cây ra hoa, bắt đầu vàng lụi. Rửa sạch đất, tách riêng củ cái và củ nhánh, củ cái nhẹ xốp gọi là ô đầu, củ nhánh hình con quay chắc vỏ màu đen, gọi là phụ tử
- Ô đầu chỉ được dùng ngoài, phụ tử chế biến thành dạng phiến dễ dùng trong, thường chế biến ngay sau khi thu hoạch khi củ còn tươi.
Công dụng của phụ tử
- Phụ tử sống : Chủ yếu dùng ngoài để xoa bóp khi đau nhức, mỏi chân tay, đau khớp, bong gân. Thái nhỏ ngâm cồn bôi vào chỗ đau (không bôi vào vết thương hở, mắt mũi, cấm uống)
- Diêm phụ: là phụ tử chế với magiê chlorid (đảm ba), muối ăn, nước. Công dụng:chữa chân tay co quắp, bán thân bất toại
- Bạch phụ phiến: là phụ tử chế với magiê chlorid đến hết cay tê, xông diêm sinh, chủ yếu làm thuốc trừ đờm
- Hắc phụ: là phụ tử chế với magiê chlorid, đường đỏ, dầu hạt cải đến hết cay tê, làm thuốc bổ mệnh môn hoả, hồi dương cứu nghịch
Cách dùng, liều lượng
- Phụ tử sống: Dùng dưới dạng cồn Ô đầu 10% (thuốc độc bảng A). Phụ tử chế: 4-12g mỗi ngày, dạng thuốc sắc.
Địa chỉ bán phụ tử hay ô dầu, mua phụ tử hay ô dầu ở đâu?
- Chúng tôi chuyên bán buôn, bán lẻ phụ tử hay ô dầu chất lượng uy tín, xin quý khác liên hệ theo số điện thoại trên phần mua hàng để được tự vấn trực tiếp khi mua sản phẩm
- Nhận ship hàng trên Toàn Quốc